LTS: Chúng tôi đã đăng lại 2 bài viết từ Việt Nam Thời Báo về lịch sử khu vực Tây Nguyên; các chính sách cưỡng chế đất, xóa bỏ lịch sử văn hóa, đồng hóa, phân biệt đối xử với người Thượng bản địa tại Việt Nam; căng thẳng chính trị và xã hội tại Tây Nguyên; và lịch sử đấu tranh của người Thượng.
Hôm nay, chúng tôi xin phép chia sẻ bài viết thứ 3 trong loạt bài của Việt Nam Thời Báo.
Bài 3: Buôn làng Tây Nguyên bị phá vỡ
Trước năm 1975, cấu trúc hành chính và xã hội trong các buôn làng của người dân tộc bản địa Tây Nguyên, như người Ê Đê, Ba Na, Gia Rai, và M’nông…, mang tính truyền thống và tập quán lâu đời, không hoàn toàn phù hợp với mô hình dân chủ như chúng ta hiểu trong xã hội hiện đại, nhưng các hệ thống này vẫn có một số yếu tố tương đồng với khái niệm dân chủ cộng đồng.
Trong các buôn-đơn vị hành chánh truyền thống là một khối dân với những gia đình cư sống trong một khoảng rừng (Georges Condominas). Người đứng đầu là Già Làng được tôn vinh dựa trên uy tín, kinh nghiệm, và sự kính trọng của cộng đồng.