- Liệu PL 93-559 có là căn bản pháp lý để tái hợp Hiệp Định Paris?
- Dịch “authorization” là “uỷ quyền” hay “thẩm quyền”?
- Ý nghĩa đằng sau mã số của một văn bản lập pháp
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 30 tháng 5, 2019
Luật PL 93-559 và Hiệp Định Paris
Những ngày gần đây trên không gian mạng có nhiều bàn tán về Luật PL 93-559 và cơ hội tái hợp Hiệp Định Paris. Cách đây vài tháng tôi đã trả lời bằng email khi có người hỏi về đề tài này: “Khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật thì trong nội dung thường có thêm phần ‘quan điểm của Quốc Hội’ (Sense of Congress). Phần này không mang tính ràng buộc mà chỉ bày tỏ ý kiến hay khuyến cáo.”
Đoạn 34 của luật này gồm 2 điểm (a) và (b), cùng bắt đầu với cụm từ “Congress finds that”, nghĩa là “Quốc Hội xét thấy rằng”. Đây là thuật ngữ báo hiệu quan điểm của Quốc Hội. Điểm (b) nhắc đến Hiệp Định Paris. Đại ý, Quốc Hội xét thấy cuộc chiến đang diễn ra khốc liệt ở Nam Việt Nam và Campuchia không lợi ích cho các bên liên quan và cho nền hoà bình ở Đông Dương và trên thế giới; để giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân Đông Dương và đem lại nền hoà bình thực sự tại khu vực này, Quốc Hội hối thúc và yêu cầu Tổng Thống và Ngoại Trưởng thực hiện 5 điều. Điều thứ 5 là tái triệu tập Hiệp Định Paris nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ. “Hối thúc và yêu cầu” (urges and requests) mang tính khuyến cáo, chứ không ràng buộc. Xem nguyên bản: https://www.govinfo.gov/content/pkg/STATUTE-88/pdf/STATUTE-88-Pg1795.pdf