Ts. Nguyễn Đình Thắng

Cây Vấn Đề và Biểu Đồ Chuyển Đổi giúp hoặc đúng hơn ép chúng ta tập dần với cách tư duy cấu trúc: phân định được đâu là hiện tượng, đâu là bản chất, đâu là quả, đâu là nhân, đâu là nguyên nhân gần, đâu là nguyên nhân xa và nguyên nhân gốc, đâu là trọng tâm để tác động, đâu là điểm nhấn để can thiệp, và các mối tương quan nhân-quả giữa tất cả những yếu tố kể trên. Tư duy cấu trúc là cần thiết để chọn đúng việc, tác động đúng chỗ.

Dùng biểu đồ chuyển đổi, chúng ta đề ra được các sách lược nhắm vào gốc của vấn nạn và những biện pháp can thiệp tình huống hoặc phá vỡ vòng lẩn quẩn. Từ biểu đồ chuyển đổi, chúng ta cũng đề ra được một số mục tiêu phúc lợi cho đối tượng phục vụ nếu như sách lược là đúng đắn.

Tuy nhiên, sách lược chưa phải là giải pháp. Sách lược mới chỉ là một phác thảo mang tính bao quát. Để tạo sự thay đổi, phải hành động một cách cụ thể. Mô Hình Lô-gíc (Logic Model), còn gọi là mô hình luận lý, là công cụ để chuyển từ sách lược sang hành động. Công cụ đặc biệt quan trọng này giúp tránh được 2 lỗi rất phổ biến:

  • Bị khựng lại ở tầng ý tưởng mông lung và bị đóng băng trong trạng thái bất động
  • Hành động tuỳ tiện theo kiểu làm cho có làm vì thiếu định hướng

Mo Hinh Logic

Ts. Nguyễn Đình Thắng Cây Vấn Đề (Problem Tree) giúp truy căn nguyên của một vấn nạn, tiền đề để giải quyết vấn nạn tận gốc. Bằng không thì chỉ là đối phó tình huống, phản ứng tạm bợ. Biểu Đồ Chuyển Đổi (Change Diagram) mô phỏng chuỗi chuyển đổi dây chuyền từ dưới lên trên khi căn nguyên được tác động từ ngoài. Nếu tác động đúng cách, vấn nạn sẽ dần dà được giải quyết. Trong biểu đồ chuyển đổi, mỗi nhân trong quan hệ nhân-quả của Cây Vấn Đề...

Ts. Nguyễn Đình Thắng Cây Vấn Đề mô tả một vấn nạn qua hình ảnh. Vấn nạn cũng có thể được mô tả qua lời văn. Lời mô tả vấn nạn không chỉ nêu lên hiện trạng mà còn phải giải thích căn nguyên và hệ quả đối với những các thành phần thuộc đối tượng phục vụ. Trong ví dụ về phụ nữ bị bạo hành gia đình, lời mô tả vấn nạn có thể là: “Ý thức cộng đồng kém về bạo hành gia đình, thành kiến trọng nam khinh nữ, và khung luật lỏng lẻo về trừng phạt thủ...

Ts. Nguyễn Đình Thắng Nếu hiện tượng mang tính bất thường, nghĩa là chỉ xảy ra một lần, thì chỉ cần can thiệp điều chỉnh và không cần quan tâm thêm nữa. Nếu hiện tượng lập đi lập lại thì đó là dấu hiệu của vấn đề mang tính hệ thống, được gọi tắt là vấn nạn. Khi ấy cần phải tìm giải pháp. Trong trường hợp đối tượng phục vụ cùng lúc đối mặt nhiều vấn nạn, thì mỗi vấn nạn đòi hỏi một giải pháp riêng. Khi được khảo sát hiện trạng, đối tượng phục...

Ts. Nguyễn Đình Thắng Nhắc lại, bước đầu tiên của trình tự tìm giải pháp là xác định đối tượng phục vụ. Kế đến là nhận diện vấn đề cần giải quyết của đối tượng phục vụ ấy. Vấn đề là hiện trạng mà đối tượng phục vụ mong muốn thay đổi, là động cơ tìm giải pháp. Một đối tượng phục vụ có thể cùng lúc đối mặt nhiều vấn đề khác nhau. Đối với những vấn đề có tương quan nhân quả mật thiết với nhau, chúng ta gộp chung lại thành một. Những vấn đề...

Page 5 of 7