Ts. Nguyễn Đình Thắng
 
Tri thức bao gồm những thông tin như là kiến thức, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. Tri thức không đồng nghĩa với trí thức, mô tả người có học vấn hay người lao động trí óc.
Tri thức có thể tăng, giảm, tích luỹ nên có thể gọi là “vốn”. Khác với vốn tài chính tương đối hữu hình và cụ thể, có thể định lượng thì vốn tri thức vô hình và trừu tượng nên khó quản lý hơn.
 
Thông tin có thể phân làm 3 loại: biết, hiểu và biết cách.
• Liên quan đến “biết” là loại thông tin về sự việc hay sự kiện, càng sử dụng càng giảm giá trị, ví dụ như tin tức hàng ngày, chỉ cần đọc một lần. Càng dùng thì tin tức càng giảm giá trị vì tin đã cũ, “biết rồi, nói mãi”.
• Liên quan đến “hiểu” là loại thông tin về các nguyên lý trong xã hội, các định lý khoa học, các quy tắc vận hành, các quan hệ nhân-quả... Giá trị của loại thông tin này có tăng vì càng ứng dụng thì càng am tường, nhưng độ tăng tương đối chậm vì để hiểu thì đòi hỏi thời gian, đòi hỏi sự suy gẫm. Người ta có thể một ngày đọc vài chục bản tin nhưng để hiểu một vấn đề thì sẽ đòi hỏi vài tuần, vài tháng, vài năm hoặc cả đời. Ví dụ, để hiểu được quan hệ nhân-quả giữa căn nguyên và vấn nạn hoặc hiểu khái niệm vốn xã hội thì không thể chỉ đọc qua một lần, nghe thoáng một lần là đủ.
• Liên quan đến “biết cách” là loại thông tin thực dụng nhằm nhằm tạo ra sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoặc tác động đến sự thay đổi. Chẳng hạn, biết cách viết báo cáo vi phạm, biết cách làm kế hoạch ngân sách, biết cách lập cây vấn đề. Biết cách là phần quan trọng nhất của vốn tri thức vì nó có khả năng tăng nhanh và vô hạn. Càng dùng thì loại thông tin này càng tăng giá trị; càng chia sẻ cho càng nhiều người dùng, thì giá trị càng tăng nhanh.
 
Cap 2 Bai 10 1
Hình 1 – Hình minh hoạ (nguồn từ Internet)

Ts. Nguyễn Đình Thắnghttp://machsongmedia.org Khác với vốn tài chính, nhân lực không là mặt hàng có thể trao đổi, mua, bán, cộng, trừ, nhân, chia và do đó khó quản lý hơn hẳn so với vốn tài chính. Vốn nhân lực tuyệt đối cần thiết cho hoạt động có tổ chức vì không có con người thì chẳng có hoạt động và cũng chẳng có tổ chức. Vốn nhân lực có những đặc điểm: Cần thiết để khai dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức. Mỗi người đều cá...

Ts. Nguyễn Đình Thắng http://machsongmedia.org  Nguồn lực nào nuôi dưỡng một tổ chức? Đây là một câu hỏi khá phổ biến. Câu trả lời mà tôi thường nhận được là: tiền, hoặc tài chính. Thực ra, một tổ chức muốn hoạt động hiệu năng và hiệu quả thì cần 5 nguồn lực: tài chính; nhân sự; kiến thức; cách thức tổ chức và vốn xã hội. Thứ tự này được sắp xếp theo mức độ từ cụ thể đến trừu tượng, từ đơn giản đến phức hợp.    Cả 5 nguồn...

Ts. Nguyễn Đình Thắng http://machsongmedia.org  Căn cứ vào tuyên ngôn sứ mạng, hệ thống giá trị đạo đức và chiến lược, và chương trình hành động, nhóm tiên khởi bắt đầu tuyển nhân sự nòng cốt, còn gọi là “nhóm lõi” để gầy dựng tổ chức cả về văn hoá lẫn cơ cấu. Tạo được nhóm lõi phải là xuất liệu trong mô hình lôgíc về khởi dựng tổ chức. Nhóm lõi Có 2 thành phần tiêu chí để tuyển nhân sự nhóm lõi: (1) đạo đức và cung cách; (2) năng lực...

Ts. Nguyễn Đình Thắng http://machsongmedia.org   Tuyên ngôn sứ mạng là câu mô tả ngắn gọn đặc tính và bản sắc của tổ chức: Phục vụ ai? Mục đích gì? Làm gì? Làm cách nào? • Phục vụ ai: Ai là đối tượng phục vụ • Mục đích muốn đạt: Phúc lợi tối hậu sẽ tạo ra cho đối tượng phục vụ • Làm gì: Hoạt động trong lĩnh vực nào, ở đâu • Cung cách làm: Giá trị đạo đức lõi và phương cách hoạt động     Hình 1 – Các thành tố...

Page 2 of 7