- Những thường hợp thành công tạo tiền lệ
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 10 tháng 9, 2017
Quyền sở hữu tài sản thuộc Điều 17 trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà mọi quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đều phải tôn trọng và bảo vệ. Trong thực tế các chế độ độc tài thường xâm phạm quyền này của người dân và quốc tế ít khi can thiệp nếu là chuyện nội bộ trong một quốc gia. Tuy nhiên khi một chính quyền cưỡng đoạt tài sản của công dân một quốc gia khác thì đồng nghĩa vi phạm lợi ích của quốc gia ấy.
Hơn bất kỳ quốc gia nào, Hoa Kỳ bảo vệ mạnh mẽ quyền sở hữu tài sản của công dân khi bị một quốc gia khác xâm phạm. Theo chúng tôi ước lượng, có khoảng 20 nghìn hồ sơ công dân Mỹ gốc Việt có tài sản bị chính quyền Việt Nam cưỡng đoạt từ năm 1975 đến giờ. Qua chương trình “đòi tài sản”, BPSOS khai thác luật và hệ thống chính trị của Hoa Kỳ để đòi chính quyền Việt Nam bồi thường. Chương trình này gồm 3 mũi nhọn chính.
Mũi nhọn thứ 1 là kiện ra toà tiểu bang hay liên bang Hoa Kỳ. Nó có một số ưu điểm cũng như một số khó khăn. Khoảng 20%, tức khoảng 4 nghìn, hồ sơ phù hợp cho con đường kiện ra toà, theo sự phỏng đoán của chúng tôi dựa trên số hồ sơ mà chúng tôi đang có trong tay.
Mũi nhọn thứ 2 dùng thể thức phán quyết hành chính do Quốc Hội Hoa Kỳ ấn định. Theo phỏng đoán của chúng tôi, khoảng 30% đến 50%, tức khoảng 6 đến 10 nghìn, hồ sơ của người Mỹ gốc Việt có thể phù hợp cho mũi nhọn thứ 2 này.
Bộ Tư Pháp, nơi đặt Uỷ Hội FCSC chuyên giải quyết các đòi hỏi bồi thường của công dân Hoa Kỳ