Ts. Nguyễn Đình Thắng

Chiến dịch đàn áp kéo dài từ đầu năm 2007 đến tận nay đã đưa đẩy nhiều trăm người Việt chạy sang lánh nạn ở Thái Lan. Trong 4 năm qua tôi cũng đã tới lui đất nước này gần chục lần để can thiệp cho đồng bào tị nạn. Cho đến gần đây, sự can thiệp này tập trung vào việc vận động chính sách đối với Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ, và chính phủ Hoàng Gia Thái, cùng với việc thiết lập hồ sơ tị nạn cho từng trường hợp cụ thể.

Chuyến công tác của tôi ở Thái Lan lần này có thêm một sứ mạng: giải thoát các em bé tị nạn khỏi đời sống chui nhủi và nguy cơ thất học.

Đây là một vấn đề lương tâm mà tôi đã đối diện từ hai thập niên trước, khi Hồng Kông và các quốc gia Đông Nam Á bắt đầu chính sách “trại cấm”.

Trước quyết định đóng cửa chương trình tị nạn dành cho người Thượng từ Việt Nam của chính phủ Cambốt, một số tổ chức nhân quyền đã phối hợp để bảo vệ cho số người này trước nguy cơ bị hồi hương. BPSOS đã cùng tổ chức Human Rights Watch và tổ chức Montagnard Human Rights Organization (MHRO) phối hợp vận động với chính phủ Hoa Kỳ và văn phòng Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (CUTN/LHQ) ở Hoa Thịnh Đốn. Đồng thời, cựu Đại Sứ Grover Joseph Rees, Cố...

Ngày 15 tháng 7, sáu người con của một cặp vợ chồng tị nạn ở Thái Lan nhưng bị bắt khi vào Việt Nam hoạt động đã lên đường định cư ở Thuỵ Điển. “Chúng tôi rất mừng cho các cháu vì đã đến được nơi an toàn,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, nhận xét. Cách đây đúng 3 tháng, người con trưởng của cặp vợ chồng Phạm Bá Huy và Phạm Thị Phượng báo động là cha mẹ cùng mất tích một lượt, với nghi vấn là họ có thể đã bị công an Việt Nam...

Trong văn thư đề ngày 22 tháng 12, 2010 gởi Thủ Tướng Hun Sen, 6 Dân Biểu Hoa Kỳ thuộc Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos yêu cầu chính phủ Cambốt không đẩy lùi các người Thượng về lại Việt Nam. (xem văn thư) “Như là một thành viên ký kết Công Ước và Nghị Định Thư Liên Hiệp Quốc Về Quy Chế Của Người Tị Nạn, Cambốt bị ngăn cấm không được trục xuất hay hồi hương các người tị nạn về lại những nơi họ có thể bị ngược đãi”, các vị dân biểu này phát biểu...

LTS: Vì thiếu hiểu biết về luật pháp, nhất là các quyền lợi hợp pháp của người lao động nên người Việt Nam ra nước ngoài làm việc rất dễ bị bóc lột sức lao động trắng trợn. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở đây không chịu giúp họ. Trường hợp được đề cập dưới đây là một minh chứng cho điều này. Sự bóc lột có thể được thể hiện qua nhiều hình thức như không trả lương, trả lương không đúng thỏa thuận hợp đồng, khấu trừ lương không có lý do chính...

Page 47 of 48