LTS: Gần đây, một thông cáo báo chí của LHQ đã dùng cụm từ “Montagnard Indigenous Peoples” (người Thượng bản địa). Việc LHQ công nhận người Thượng Tây Nguyên là người bản địa là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi nhà nước Việt Nam không công nhận khái niệm người bản địa, vì đi kèm với nó là quyền người bản địa.
Chúng tôi xin phép chia sẻ bài thứ 2 trong loạt bài của Việt Nam Thời Báo về Tây Nguyên.
Bài 2: Tây Nguyên đang đi về đâu?
Mất dần lịch sử, văn hóa, người Thượng Tây Nguyên trên bờ vong bản
Tây Nguyên, một vùng lãnh thổ chiến lược, từng là đất nước của những người hiền hòa, đang phải đối mặt với thách thức và suy thoái nghiêm trọng trên nhiều phương diện, từ kinh tế, môi trường cho đến xã hội và văn hóa. Nguyên nhân của sự suy thoái phức tạp và đa chiều này do chính sách cai trị muốn định hình vùng đất này theo ý chí của chính quyền Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam từ nhiều thập niên qua đã khuyến khích các chương trình di dân kinh tế từ các vùng đồng bằng lên Tây Nguyên. Một mặt nhà cần quyền muốn khai thác vùng đất phù trú này, mặt khác lại muốn dân tộc bản địa bị pha loãng trong chính quê hương họ. Trên vùng đất phù trú chiếm 17% diện tích cả nước, người Thượng chỉ còn chiếm hơn 26%, người Kinh chiếm 65%, các dân tộc khác chiếm 8%.