BPSOS kêu gọi quốc tế hỗ trợ Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) tổ chức Hội Đồng Giáo Phẩm lần 10

Nội dung phát biểu tại Bàn Tròn Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế

  

Mạch Sống, ngày 9 tháng 12, 2020
 
 
Tại buổi họp trực tuyến ngày 8 tháng 12 của Bàn Tròn Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, tổ chức BPSOS kêu gọi quốc tế hãy quan tâm đến sự việc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) đã phải huỷ việc tổ chức Hội Đồng Giáo Phẩm do chưa được Ban Tôn Giáo Chính Phủ cấp giấy phép.
  
"Tuần qua, Hội Thánh này quyết định huỷ việc tổ chức Đại Hội Đồng Giáo Phẩm lần 10 vì không chấp nhận đòi hỏi của Ban Tôn Giáo là phải nộp danh sách ứng viên Hội Đồng Giáo Phẩm để được chuẩn duyệt trước khi bầu cử," Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, phát biểu.
 
Ban Tôn Giáo Chính Phủ viện dẫn Điều 34 của Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo: "Tổ chức tôn giáo trước khi bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc... có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương."
 
"Tuy nhiên, theo hiến chương mà nhà nước Việt Nam đã chấp thuận năm 2001 thì quy tắc của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) là bầu cử trước rồi trình báo sau," Ts. Thắng giải thích. "Và từ đó đến nay, họ vẫn tổ chức Hội Đồng Giáo Phẩm 2 năm một lần một cách suôn sẻ; tuy nhiên, Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo nay lại áp đặt điều kiện chuẩn duyệt trước rồi mới được bầu cử."
 
 
Ts. Thắng trình bày cho các tham dự viên buổi họp bàn tròn biết là tháng trước, chính quyền Thành Phố Tuy Hoà và Tỉnh Phú Yên đã ngăn cản Chi Hội Tuy Hoà của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) họp hội đồng để quyết định lưu giữ Mục Sư Lương Mạnh Hà trong chức năng quản nhiệm chi hội. Chính quyền cu~ng viện dẫn Điều 34 của Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo.
 
"Dù vậy, ngày 27 tháng 11 Chi Hội Tin Lành Tuy Hoà vẫn tiến hành bỏ phiếu lưu nhiệm Mục Sư Hà," Ts. Thắng nói.
 
Để kết luận, Ts. Thắng kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF), và Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam hỗ trợ Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) trong việc tổ chức Hội Đồng Giáo Phẩm lần 10, và yêu cầu chính quyền Việt Nam cứu xét việc huỷ bỏ Điều 34 trong Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo.
 
"Điều 34 này là một bước đi lùi về quyền tự do tôn giáo; nó cho phép nhà nước can thiệp sâu vào nội bộ của các tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công nhận," Ts. Thắng nhấn mạnh.
 
Tại buổi họp, có sự hiện diện của Đại Sứ Lưu Động Đặc Trách Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Sam Brownback và Chủ Tịch Uỷ Hội USCIRF Gayle Manchin. Ngoài ra còn có sự tham dự của trên 130 đại diện của các tổ chức bảo vệ tự do tôn giáo trên thế giới.
 
Sau buổi họp, BPSOS đã chuyển hồ sơ về vụ việc này cho Bộ Ngoại Giao và Uỷ Hội USCIRF. Đồng thời hồ sơ này cu~ng được chia sẻ với Toà Đại Sứ Đức ở Việt Nam.
 
Ngày 2 tháng 12, toán pháp lý của Đề Án Dân Quyền Việt Nam, do BPSOS và Liên Minh Chống Tra Tấn - Việt Nam đồng khởi xướng, đã có bài phân tích về sự việc kể trên, với nhận định:
 
"Như vậy, việc Ban Tôn giáo Chính phủ không chấp thuận cho Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) tổ chức đại hội thì chỉ có nghĩa nhà nước Việt Nam không thừa nhận hoạt động của đại hội đó chứ không đồng nghĩa với quyền năng "cho" hay "không cho" Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) tổ chức đại hội. Vì vậy trong trường hợp này, nếu Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) tổ chức đại hội thì hoạt động này không trái pháp luật."
 
 
Thông tin liên quan:
 
Bản dịch tiếng Anh các văn thư trao đổi giữa Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) và Ban Tôn Giáo Chính Phủ: https://dvov.org/wp-content/uploads/2020/12/Religious-Aff-Comm-EvChurchVN-South-2020.pdf
 
Phát biểu tiếng Anh của Ts. Nguyễn Đình Thắng tại buổi họp Bàn Tròn Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế:
 
Last week, the Evangelical Church of Vietnam - South (ECVN-South), one of the larger Christian churches in Vietnam, had to cancel its Clerical Congress by order of the government's Central Committee for Religious Affairs. This event, convened every 2 years, would elect officers to the Church's Clerical Council. The Government cited Article 34 of the Law on Belief and Religion, which requires that all candidates must be approved first by the Government.
 
ECVN-South was recognized by the government in 2001. According to its government-approved charter, ECVN-South would elect its officers and notify the government of the election results afterward. ECVN-South has until now held its Clerical Congress without problem. However, with the new law requiring pre-vetting by the government, ECVN-South decided to cancel its Clerical Congress rather than violate its own charter.
 
In a related development, last month ECVN-South's Charter in Phu Yen Province was ordered by the government not to re-elect its head pastor Luong Manh Ha, whom the provincial government views as an undesirable element because he opposed the government's expropriation of a school belonging to his church. Nevertheless, on November 27 the Phu Yen Charter re-elected Pastor Ha, and he was supposed to represent the Phu Yen Charter at ECVN-South's Clerical Congress. Using Article 34 of the Law on Belief and Religion, the government would vet him and other candidates like him out of the Clerical Congress.
 
We recommend that the IRF Office, USCIRF and the US Embassy in Vietnam support ECVN-South so that it can hold its Clerical Congress and ask the government to consider removing Article 34 in its new law, which is a major step backward in regard to religious freedom. It allows the government to deeply interfere into the internal affairs of government-recognized churches.
 
Bài phân tích của Đề Án Dân Quyền Việt Nam:
 
HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (MIỀN NAM) CÓ QUYỀN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI MÀ KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
 
Ngày 25 tháng 11 năm 2020, Ban Tôn giáo Chính phủ phát hành Công văn số 911/TGCP-LT với nội dung chưa chấp thuận cho Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) tổ chức Đại hội với lý do "thủ tục chưa đầy đủ và chưa đúng theo quy định của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo". Cụ thể, Ban Tôn giáo Chính phủ yêu cầu Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) phải "đăng ký người được bầu vào Hội đồng Giáo phẩm (Nhiệm kỳ 2021 - 2022) theo hướng dẫn của Ban Tôn giáo Chính phủ để được chấp thuận Đại hội" theo Điều 34 Luật Tín ngưỡng tôn giáo hiện hành.
 
Đáp lại, cùng ngày 25 tháng 11 năm 2020, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) đã ra Văn bản Hoãn Đại Hội đồng Giáo phẩm lần thứ 10 với lý do "không thể thực hiện được Điều 34 Luật Tín ngưỡng tôn giáo" bởi theo các Điều lệ và Hiến chương trước đây của Hội đã được nhà nước Việt Nam chấp thuận thì Hội được "bầu cử các chức viên trước và trình danh sách sau".
 
Trước tiên, có thể thấy trong bối cảnh quyền tự do tôn giáo bị bóp nghẹt ở Việt Nam thì phản ứng trên của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) đã thể hiện một tinh thần phản kháng mạnh mẽ, một quyết tâm bảo vệ quyền tự do tôn giáo nói chung và quyền tự do lựa chọn người lãnh đạo tinh thần của mình nói riêng.
 
Là một tổ chức bảo vệ nhân quyền trong đó có quyền tự do tôn giáo, BPSOS hoan nghênh và ủng hộ thái độ dứt khoát đó của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam).
 
Qua nghiên cứu kỹ lưỡng luật pháp Việt Nam, chúng tôi nhận thấy Công văn số 911/TGCP-LT của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc chưa chấp thuận cho Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) tổ chức Đại hội không hề tạo ra giá trị pháp lý cản trở việc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) tổ chức đại hội. Hay nói khác đi, tại thời điểm này Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) vẫn đủ điều kiện để tổ chức đại hội mà không vi phạm pháp luật.
 
Với nhận thức sâu sắc về sứ mệnh muốn hỗ trợ mọi người nắm chắc luật Việt Nam, sử dụng luật một cách nghiêm chỉnh để buộc nhà nước Việt Nam và tất cả mọi người cùng tuân thủ luật, xây dựng một xã hội văn minh, Đề Án Dân Quyền Việt Nam thuộc BPSOS xin trình bày các cơ sở pháp lý cho nhận định trên như sau:
 
ĐIỀU 34 LUẬT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO KHÔNG TẠO RA CƠ CHẾ XIN-CHO
 
Điều 34 Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định: "Tổ chức tôn giáo trước khi bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc sau đây có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương..." và cơ quan này "có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày" về sự "chấp thuận hoặc không chấp thuận" của mình.
 
Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo, phần giải thích từ ngữ không có giải thích các từ: TRÁCH NHIỆM và CHẤP THUẬN. Tuy nhiên, trong từ điển Hoàng Phê (năm xuất bản?) - cuốn từ điển chính thống của chính quyền Việt Nam hiện nay - cu~ng không có giải nghĩa từ chấp thuận mà chỉ có từ chấp nhận. Theo đó, CHẤP NHẬN là đồng ý nhận một yêu cầu nào đó của người khác đưa ra. Tra khảo thêm các từ điển khác thì giải nghĩa của từ CHẤP THUẬN và CHẤP NHẬN đều trùng hợp và giống như cách từ điển Hoàng Phê đã giải thích với từ CHẤP NHẬN.
 
Còn về từ TRÁCH NHIỆM, cu~ng theo từ điển Hoàng Phê thì TRÁCH NHIỆM là phần việc được giao phải bảo đảm hoàn thành; sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình...
 
Cuối cùng, về từ NGHĨA VỤ thì từ điển Hoàng Phê giải nghĩa đó là việc bắt buộc phải làm theo quy định của pháp luật hoặc đạo đức quy định.
 
Như vậy, mối quan hệ giữa QUYỀN và NGHĨA VỤ là một quan hệ ràng buộc, quyền của bên này thì tương xứng với nghĩa vụ phải đáp ứng của bên kia. Trong khi mối quan hệ giữa TRÁCH NHIỆM và THẨM QUYỀN CHẤP NHẬN không được luật này giải thích, từ điển chính thống cu~ng không giải thích đầy đủ mà chỉ có thể được hiểu một cách chung nhất đó là một quan hệ không ràng buộc. Trên thực tế, đây là các quan hệ mang tính dân sự tự nguyện mà ở đó quyền và lợi ích của các bên được tạo ra do sự thoả thuận, đồng thuận, chấp thuận chung. Nếu một bên không chấp thuận hoặc không hoàn thành trách nhiệm thì quan hệ đó không tồn tại và điều này không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi bên với các thực thể khác.
 
Điều 34 Luật Tín ngưỡng tôn giáo xác định mối quan hệ giữa tổ chức tôn giáo và cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo là quan hệ TRÁCH NHIỆM và THẨM QUYỀN CHẤP THUẬN chứ không phải mối quan hệ giữa QUYỀN và NGHĨA VỤ.
 
Như vậy, việc Ban Tôn giáo Chính phủ không chấp thuận cho Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) tổ chức đại hội thì chỉ có nghĩa nhà nước Việt Nam không thừa nhận hoạt động của đại hội đó chứ không đồng nghĩa với quyền năng "cho" hay "không cho" Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) tổ chức đại hội. Vì vậy trong trường hợp này, nếu Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) tổ chức đại hội thì hoạt động này không trái pháp luật.
 
Luật Tín ngưỡng tôn giáo có tổng cộng 30 lần nhắc tới cụm từ THẨM QUYỀN CHẤP THUẬN; 12 lần nhắc tới cụm từ THẨM QUYỀN CÔNG NHẬN và THẨM QUYỀN CHỨNG NHẬN nhưng tuyệt nhiên không có sự xuất hiện cụm từ THẨM QUYỀN CHO PHÉP. Vì vậy, Luật Tín ngưỡng tôn giáo trong đó có Điều 34 thực sự không phải là luật tạo ra cơ chế xin - cho. Đạo luật không có từ ngữ nào xác định nghĩa vụ phải XIN của các tôn giáo và cu~ng không có từ ngữ nào xác định thẩm quyền CHO của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo. Đạo luật được viết bằng những từ ngữ chỉ mối quan hệ bình đẳng, bình quyền giống như một quan hệ dân sự nhưng chính các tổ chức tôn giáo và các tín đồ đã có sự hiểu lầm. Đây thật là điều đáng tiếc. Do đó, việc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) ra văn bản hoãn tổ chức đại hội không phải là hành vi bất tuân dân sự mà chính là biểu hiện của sự thụ động sập bẫy chính quyền mà thôi.
 
Đó là chưa bàn đến nghĩa vụ của nhà nước Việt Nam phải thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, bao gồm Điều 18 về quyền tự do tôn giáo hay niềm tin. Đây là một nghĩa vụ không thể thoái thác vì bất cứ lý do nào sau khi nhà nước Việt nam tình nguyện đặt bút ký công ước. Sự việc đang diễn ra giữa Ban Tôn giáo Chính phủ và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) cần được thông báo cho các bộ phận hữu trách của Liên Hiệp Quốc và một số quốc gia thành viên đặc biệt quan tâm đến Điều 18 của Công ước này. BPSOS đang làm công việc này.
 
***
 
Trong văn bản thông báo hoãn đại hội của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) còn nhắc tới thỏa thuận trước đây giữa nhà nước Việt Nam và Hội về việc Hội "được bầu cử các chức viên trước và trình danh sách sau". Điều này có giá trị pháp lý tại thời điểm hiện nay không? Chúng tôi sẽ giải đáp trong bài viết kế tiếp.